Số người đang Online: 1

Tổng lượt truy cập tuần: 443

Tổng lượt truy cập tháng: 1457

Tổng lượt truy cập: 13137

Giới thiệu

GIỚI THIỆU MAI VÀNG BÌNH ĐỊNH

Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất dỗi quen thuộc với người Việt Nam đó là hoa mai vàng.

Từ lâu cây mai đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt Nam. Tương truyền rằng  chúa  Nguyễn  Hoàng  lúc  di  dân  vào  miền  Nam  lòng  vẫn  không nguôi  nỗi nhớ thương cành đào xứ Bắc nên mỗi độ xuân về lại dùng cành mai thay thế. Có lẽ thú chơi mai ngày Tết của người Việt ra đời từ đó.

Đối với người Việt Nam, nhất là người miền Trung và miền Nam, mai thường là một thứ hoa thường không thể thiếu trong ngày Tết. Ba ngày xuân, ai cũng muốn có một cành mai đẹp trong nhà, vừa để tô điểm sắc xuân, vừa để cầu mong những điều tốt đẹp. Cùng với hoa đào miền Bắc, hoa mai trở thành hiện thân của mùa xuân phương Nam. Mai, trúc, cúc, tùng là biểu tượng của bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đã viết: “Nghêu ngao vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là ngườiquen”. Mai là biểu tượng của người quân tử, là bạn tâm giao của nhữngngười thanh lịch, tao nhã. Mai là một cây quý của người Việt Nam. hiểu biết vềcây mai sẽ giúp chúng ta  khám phá ra bao điều thú vị để từ đó càng thêm yêu quý, nâng niu trân trọng.

Miền Bắc có hoà đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.

Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả thời tiết khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

Những đoá mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Mai vàng không những mang ý nghĩa của hoa trong ngày tết nguyên đán mà theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…

Trong lãnh thổ Việt Nam, mai vàng là giống bản địa mọc tự nhiên từ Bắc tới Nam. Từ các loài mai vàng dại, người dân ở các địa phương đã trải qua nhiều năm sản xuất và thuần hóa và lai tạo đã hình thành nên nghề trồng mai vàng cảnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Mỗi nơi có phương thức, kinh nghiệm canh tác, và đặc điểm thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau đã tạo nên những giống mai vàng cảnh mang những đặc trưng riêng của mỗi vùng.

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, vì vậy thổ nhưỡng và khí hậu tỉnh Bình Định có tính chất khác biệt so với các địa phương khácvà rất thích hợp cho cây trồng nhiệt đới nói chung và cho cây mai vàng nói riêng.

Từ xa xưa, mai vàng của tỉnh Bình Định sinh trưởng và nở hoa trên địa hình núi cao, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của dải đất miền trung Nam Bộ đã tạo nên những quần thể rừng mai vàng. Và khi mùa xuân đến những rừng mai cổ thụ nở vàng trông xa như những bức tranh trải rộng suốt một vùng khiến cho Bình Định càng trở lên quyến rũ và thơ mộng.

Hoa mai vàng của tỉnh Bình Định không những đã gây rung cảm tạo văn hóa thưởng ngoạn mà còn là niềm ao ước của các cao nhân. Đào Tấn là người mê hoa mai, ông làm thơ và lấy bút hiệu là Mộng Mai (có tập thơ “Mộng Mai ngâm thảo”), trước khi chết ý nguyện của ông được táng trên núi Mai Phong, ở vị trí lộng gió, ngát hương đồng nội, thoang thoảng hương hoa mai mỗi độ Xuân về; khi lên đỉnh Mai Phong Bình Định để tìm đất thọ, ông đứng trên mỏm đá lặng yên cười:

“Núi mai rồi gửi xương mai đấy,

Ước mộng hồn ta hóa đóa Mai”

Bình Định là một trong những tỉnh phát triển nghề trồng mai lớn của cả nước, từ cây hoang dại trong rừng núi đã được người dân dày công gây trồng, lai tạo từ thế hệ này truyền lại cho thể hệ sau vốn kinh nghiệm quý báu đến nay mai vàng của tỉnh Bình Định đã mang những nét đặc trưng riêng được nhiều người tiêu dùng trên cả nước biết đến.

Theo kinh nghiệm của người trồng mai vàng, từ giống mai vàng 5 cánh truyền thống của Bình Định đã có từ xa xưa, do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, lai tạo tự nhiên và quá trình chăm sóc đã tạo ra các giống mai vàng đặc trưng riêng của tỉnh Bình Định. Đến nay, Bình Định đã trở thành một địa phương có các Làng nghề trồng mai truyền thống và các nghệ nhân được xem là lớn nhất và lâu đời nhất tại nước ta.

Scroll to Top